Làng tỷ phú cơ khí Xuân Tiến

Nằm cách thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường (Nam Định) không xa, làng nghề cơ khí Xuân Tiến (xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường) đã và đang khoác lên mình "tấm áo mới" trong lĩnh vực sản xuất cơ khí. Các sản phẩm như: máy tuốt lúa, máy trộn bê tông… đã có vị thế, chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Một lượng lớn lao động địa phương theo đó được giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội không tiềm ẩn phức tạp.
Trở về xã Xuân Tiến, nơi vốn được biết đến với cái danh "làng nghề cơ khí" truyền thống vào những ngày này, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nơi đây. Nằm cách bờ sông Ninh Cơ không xa, hàng loạt nhà máy, phân xưởng sản xuất cơ khí lớn nhỏ "mọc lên như nấm". Bất giác nhìn qua, nhiều người còn lầm tưởng nơi đây là khu công nghiệp lớn của các thành phố lớn. Trên con đường liên thôn dẫn vào xã Xuân Tiến, hàng trăm sản phẩm cơ khí mới "ra lò" như: máy trộn bê tông, máy đùn gạch, tuốt lúa… được xếp thành hàng dài ngay ngắn trước cổng các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất để chờ xuất ra thị trường.
Bên trong khuôn viên các cơ sở dạng này, nhân công lao động với trang phục bảo hộ lao động tất bật với công việc gò hàn, sơn sửa thiết bị máy móc của mình. Ghé vào phân xưởng cơ khí của Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt, chúng tôi được chứng kiến sự hối hả của các công nhân cơ khí đang thao tác những công đoạn cuối cùng của chiếc máy tuốt lúa.
Anh Ngô Văn Cường, 37 tuổi, nhà ở xóm 7, xã Xuân Tiến đang dùng bịt sơn xịt vào chiếc máy tuốt lúa cho biết, anh làm công việc này kể từ khi doanh nghiệp thành lập. Hằng tháng, anh nhận được khoản tiền lương là 5 triệu đồng. Nhờ có ngành nghề cơ khí trên mà cuộc sống của gia đình anh trở nên ổn định.
Ông Đinh Tân Việt - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt cho biết, ông vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề cơ khí. Sau một thời gian làm sản xuất nhỏ lẻ, ông quyết định thành lập doanh nghiệp và hoạt động sản xuất trên nền diện tích hơn 2.000m2 từ năm 2008.
Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", "đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn", đến nay, sau những thăng trầm trong sản xuất, doanh nghiệp của ông đã có hơn 100 lao động cùng khoảng 20 hộ gia đình "vệ tinh" - nhận làm gia công thêm ở nhà trong hoạt động sản xuất chế tạo các sản phẩm: máy tuốt lúa; máy trộn đảo bê tông, ép gạch…
Ông Đinh Tân Việt - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt (áo trắng) bên máy tuốt lúa chuẩn bị xuất xưởng.
Mỗi năm, có trên 2.000 sản phẩm máy tuốt lúa, máy trộn bê tông được cung cấp ra thị trường tiêu thụ. Doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng/năm. Khoản lương mà doanh nghiệp chi trả cho mỗi công nhân lao động hằng tháng dao động từ 2 đến 5 triệu đồng. Đáng kể, các sản phẩm của doanh nghiệp còn xuất cả sang thị trường nước ngoài như: Lào, Trung Quốc, Campuchia…
Cũng giống Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt, tại các phân xưởng của Công ty cổ phần Trường Tiến đóng ở Khu công nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Tiến) nằm cách đó không xa, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực may mặc, cơ khí diễn ra khá nhộn nhịp. Trong phân xưởng may, hàng trăm lao động (chiếm đa phần là nữ giới) đang cặm cụi may những chi tiết cuối cùng của sản phẩm may mặc quần, áo để "truyền" cho bộ phận là lượt, đóng gói sản phẩm xuất ra thị trường.
Chị Hiên, 35 tuổi nhà ở xóm 4, xã Xuân Tiến cho hay, chị làm công việc may mặc này đến nay đã được gần 5 năm. Công việc của chị khá ổn định, với số tiền lương 3,5 triệu đồng của mình, gia đình chị đã bớt đi gánh nặng về kinh tế. Vừa dẫn tôi đi thị sát phân xưởng may cũng như phân xưởng chế tác sản phẩm cơ khí (máy trộn bê tông, máy đập lúa…), ông Mai Ngọc Châu - Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, công ty vốn được hình thành dựa trên hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí manh nha, nhỏ lẻ từ những năm 90 thế kỷ trước.
Qua quá trình hoạt động, nhận thấy việc phải mở rộng quy mô sản xuất, nhập thêm máy móc thiết bị, công ty đã thành lập và hoạt động tập trung tại Cụm công nghiệp Xuân Tiến nơi đây. Chính điều này đã giúp cho công ty vào thời điểm hiện tại giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 500 lao động. Sản phẩm may mặc mỗi ngày theo đó xuất ra thị trường là 700 sản phẩm (bình quân mỗi sản phẩm là 150 ngàn đồng) và khoảng 10 máy trộn bê tông, đập lúa các loại. Chưa hết, theo lãnh đạo công ty, ngoài 500 lao động "cứng" ở trên ra, hàng năm công ty còn đào tạo mới cho khoảng 200 lao động của địa phương cũng như các vùng lân cận. 2-4 triệu đồng là khoản tiền lương công ty chi trả cho mỗi lao động/tháng.
Theo ông Bùi Quang Đồng - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Tiến cho hay, Xuân Tiến vốn có truyền thống sản xuất sản phẩm cơ khí. Từ năm 1997 đến nay, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ của xã đã phát triển, trở thành các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp… Tính đến nay, trên địa bàn xã có khoảng 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn hoạt động trong và ngoài Cụm công nghiệp Xuân Tiến. Con số này chưa kể đến hơn 200 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ khác.
Với thương hiệu, tính năng ưu việt của sản phẩm do mình tạo ra, nhiều chủ cơ sở, xưởng sản xuất trên địa bàn những năm gần đây đã trở thành tỷ phú. Hơn 1.000 lao động địa phương (chưa kể số lao động các địa phương lân cận) đã có công ăn việc làm ổn định góp phần ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể tệ nạn xã hội phát sinh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20-30%

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết này :

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 
Phát triển bởi : Doquangpt | Mai Anh Tứ
Copyright © 2013. KIENLAO.NET - Email: Kienlaonet@gmail.com
Xứ Ðạo Kiên Lao
Xuân Tiến - Xuân Trừong - Nam Ðịnh